"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." ** Nguyễn Bá Học **

 

Tranh-Thơ-Nhạc Giao-Hòa Trên Làng Huệ

                                               

o O o

Tiếng Gọi Từ Bên Kia Bờ Vô-Thức


Lời giới-thiệu của nhà văn Nguyên Lương

Ðây là những bài thơ ngắn nhưng chở nặng tình người, tình đời và tình yêu. Trong suốt những vần thơ của nhiều tác gỉa ta đều thấy chung một điều là họ làm thơ không phải để phô diễn hay chuyên chở điều gì cao siêu, xa lạ. Họ chỉ muốn ta dừng chân, thở nhẹ, lắng nghe và nhìn lại cuộc đời quanh ta. Ở đây ta không chỉ đọc thơ, nghe thơ và còn được nhìn thơ nữa. Ta có cảm giác như nắm được hơi thở, chụp được ánh mắt, ru theo lời nhạc và nhiều hơn cả là tâm hồn rung lên như cành hoa lắc lay trước gió rộn ràng.

Ðâu đây ta vẳng nghe tiếng sáo, tiếng đàn tranh quyện vào nhau những âm thanh quen thuộc từ thuở nằm nôi, nhưng cứ tưởng như đang vọng về từ cõi nào xa lơ xa lắc. Thơ, nhạc và tranh họa quê hương đã lồng vào nhau. Không cần phải khi đọc một bài thơ rồi ngồi tưởng tượng tiếng sáo diều hay nhớ đến khói lam chiều trên mái nhà tranh quê cũ. Cũng không phải giải nghĩa ra nhà thơ muốn nói về điều gì. Không khúc mắc nhưng cũng không qúa dễ dãi trong thi từ, những bài thơ ngắn, nối với nhau, như những tảng mây quyện quần, bay bay theo tiếng gió.

Tiếng gió, tiếng lòng, hay tiếng nhạc...như tiếng ai đang gọi ta từ bên kia bờ vô thức.

Kỷ niệm cùng với tâm tình sống mãi với thời gian trong những bài thơ có tranh và nhạc hoạ.

Ðẹp, hay và lạ lắm!

Nguyên Lương

oOo

Làng Huệ và Trang Tranh Thơ Nhạc Thanh An

Cõi Tâm Như Thị

Lời giới-thiệu của tiến-sĩ Bạch Xuân Phẻ


        
… Có thể nói trang nhà Làng Huệ là một môi trường giáo dục ảo trên mạng Internet. Trang nhà đang âm thầm làm việc giáo dục, vì người và cho người để đưa độc giả tìm lại chính mình và hướng gần đến Chân-Thiện-Mỹ. Làng Huệ là một diễn đàn lành mạnh cô đọng nhiều tác giả trong và ngoài nước bao gồm nghiên cứu, tủ sách làm người, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y-học, biên khảo, văn thơ nhạc, v.v… có thể nói những bài viết trên Làng Huệ tương đối chuẩn, nghiêm túc, mang tính nhân văn. Tinh thần khai phóng và nhân bản đó đã len lõi và bàng bạc ở những phần phục mục của trang nhà.

         Riêng trang Tranh Thơ Nhạc, có thể nói là công trạng của chị Thanh An thì đặc biệt, hấp dẫn và quyến rũ. Vì sao là đặc biệt? Có lẽ ở đó chúng ta bắt gặp được sự hoà đồng của âm thanh, màu sắc, thi ảnh và tư tưởng. Ở đó thực ra là những bài thơ bốn câu (tứ tuyệt), ngắn và cô đọng, nhưng chứa nặng tình người, thuở của nhân loại tình đời, tình quê hương dân tộc và luôn cả tình yêu lứa đôi, đề tài muôn sắc thái của những bài thơ hay, không chỉ nằm ở phần âm điệu, hình ảnh hay tư tưởng mà là ở tấm lòng biểu lộ từ bi cho mình và cho người ngay ở giây phút hiện tại và cho cả tương lai. Các tác giả dường như đang chia sẻ những kinh nghiệm sống, biết dừng lại quán chiếu về cuộc đời để rồi sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ. Ở đây người đọc có thể chọn đọc thơ, nghe nhạc hay xem tranh, nhưng nếu chúng ta có khả năng tận dụng nhiều tính giác cùng một lúc trong sự chánh niệm qua từng hơi thở hay từng phút giây hiện hữu, chúng ta sẽ thấy, nghe, và cảm nhận được sắc thái trong từng lời thơ, tiếng nhạc và nét vẽ từ tâm.

         Đôi khi chúng ta lại nghe tiếng sáo và tiếng đàn tranh--âm thanh quen thuộc của quê hương dân tộc như đang mang ta về một cõi bình an.  Vậy xin quý vị hãy lắng lòng, lắng lòng để nghe, lắng lòng để thấy và lắng lòng cảm nhận từng hơi thở, lời thơ, âm thanh, tâm tư vọng về trong tiếng lòng thổn thức như vọng về cõi Chân Như bất diệt. Xin trân trọng giới thiệu trang nhà Làng Huệ và trang Tranh Thơ Nhạc.

Bạch Xuân Phẻ

oOo

Tranh Thơ Nhạc Thanh An Với Âm-Hưởng Và Mầu Sắc Dân-Tộc

Lời giới-thiệu của nhạc-sĩ Ái Hoa

 

Chương trình Tranh Thơ Nhạc hay quá!

… Những lời thơ thật đẹp, đọc thấy mỹ miều, hình ảnh ta thấy tuy đẹp, chỉ vẽ ra diện mạo của bài thơ, cái tượng hình gợi ý từ những câu, chữ cô đọng trong thơ mới đáng nói hơn. Những bài thơ ngắn ở đây tuy ngắn mà tình dài, gợi ý mênh mông, sâu thẳm.

Trong Áo Dài 1 và 2 chẳng hạn, từ bài thơ ngắn cho ta tới 2 hình ảnh, một đen trắng đơn sơ, một màu sắc bắt mắt, và còn có thể gợi trong ta nhiều hình ảnh khác nữa. Nội dung cũng vậy, từ một tà áo mà nhà thơ liên tưởng tới núi lạ, sông dài, những hình ảnh thiên nhiên thật đẹp, và “Chữ không mà cũng cõi ngoài cõi trong” thì dĩ nhiên là người đọc không thể ngừng ở đó mà phải suy tưởng tiếp... bao la bát ngát.

Hết lòng cám ơn quý vị thi sĩ, tác giả tài hoa của những đoản thi hay đặc biệt! Chúng tôi cũng vui, buồn, suy tưởng, trăn trở theo những bài thơ của quý vị.

Hết lòng cám ơn Thanh An đã thiết kế, thực hiện trang Tranh Thơ Nhạc tuyệt vời!

Được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật quá tuyệt như thế này, không có gì thú vị hơn! Đọc thơ hay, xem tranh ảnh đẹp, bên tai nghe những tiếng nhạc với những tiếng sáo, đàn dây, đàn bầu, những nhạc khí dân tộc cổ truyền hòa tấu chọn lọc thích hợp làm lòng mình càng yêu mến quê hương và nghệ thuật của dân tộc mình nhiều hơn.

Nguyễn Ái Hoa

o O o

Tranh-Thơ-Nhạc Thanh An: Sự Thống-Nhất Vẹn-Toàn

Lời giới-thiệu của nhà giáo Nguyễn Thị Thu Thủy

Đọc thơ, xem tranh, nghe nhạc ta có thể hình dung ra một sự thống nhất vẹn  toàn. Tiếng sáo  trúc réo rắt, trầm bổng, âm thanh đàn bầu ngân nga, tiêng phách khoan thai,..Tất cả quyên hòa vào nhau thành một Tbức tranh thơ nhạc toàn mỹ. Cám ơn Thanh An đã cho người đọc, người nghe một tác phẩm tuyệt diệu, một sự thư thái trong tâm hồn, và cảm thấy gần như đã đạt đến "ngưỡng …

Nguyễn Thị Thu Thủy

MỜi COI:

Tranh-Thơ-Nhạc Giao-Hòa Trên Làng Huệ