"Tôi là một người trong tay không lấy một tấc sắt, trên mặt đất không có chỗ nào dừng chân. Chẳng qua mình là một thằng tay không, chân trắng, sức yếu, tài hèn lại đòi vật lộn với hùm beo có nanh dài, vuốt nhọn. Dù sao mặc lòng, tôi vẫn cứ hăng-hái đi tới. Tôi vẫn muốn đổ máu ra mua Tự-Do." ** Phan Bội Châu **

 

Lưc Lương Bảo Vệ Vùng Biển Của Việt Nam

 

Trong vài tháng qua, có 2 sự kiện đáng chú ý là Cơ hội dịch bệnh COVID-19 đang trầm trọng trên khắp thế giới, các cường quốc bận tâm đối phó, TQ nắm bắt thời cơ ngay thành lập 2 khu hành chánh: Huyện Tây Sa (Hoàng Sa) và Huyện Nam Sa (Trường Sa) thuộc thành phố Tam Sa để quản lý biển Đông, tiến xa hơn ngày April 18-2020, TQ chính thức gởi công hàm cho Việt Nam: “Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa” với lời lẽ hung hăng, trịch thượng “TQ sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích của mình ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)”.

South China Morning Post ngày 2/6 dẫn lời He Lei, trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại An ninh Shangri-la tuyên bố: “Bắc Kinh đang triển khai binh lính và vũ khí xuống Biển Đông, đó là "quyền" của Trung Quốc”.

Trong khi đó ông Tập Cận Bình, Chủ tịch quân ủy Trung Ương yêu cầu quân đội nhân dân TQ trong tư thế sẳn sàng chiến đấu.

Hôm Jun 02-2020, Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA có tin:

“Tại hội nghị giao ban của Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội hôm 1/6, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch được Đài VTV và Quân đội Nhân dân trích lời nói rằng “trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông”, Thường vụ Quân uỷ Trung ương đã báo cáo Bộ Chính trị để “kiến nghị đối sách của ta trong tình hình hiện nay”. Đại tướng Ngô Xuân Lịch yêu cầu quân đội "đề cao cảnh giác" trước các "diễn biến phức tạp" trên Biển Đông.

Với sức mạnh quân sự của TQ, cũng như riêng tại biển Đông là một thách thức lớn đối với Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam cũng đã sẵn sàng trong tư thế đối phó về mặt ngoại giao, pháp lý và cả trong biện pháp tự vệ theo chiến lược quân sự phi đối xứng, nếu TQ dám tấn công vũ trang.

Theo một số tin tức thông qua báo chí Việt Nam và ngoại quốc thì lực lượng bảo vệ biển đảo của Việt Nam tuy có yếu kém hơn TQ nhưng cũng khả dĩ ngăn chặn được hay ít nhất có thể gây thiệt hại đáng kể cho quân xâm lược nếu một khi họ đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa. Các lực lượng đó gồm Hải quân, không quân-hải quân và Lực lượng phòng thủ bờ biển.

LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN:

Tàu chiến trong biên chế hải quân Việt Nam hiện nay hầu hết là hiện đại, chỉ một số ít tàu nhỏ còn sử dụng thời Liên Xô củ. Trang bị các loại vũ khí và khí tài tối tân, loại hỏa tiển chống hạm Kh-35 Uran E chủ lực trong biên chế hải quân Việt Nam do quân đội Việt Nam tự sản xuất, cũng như tự đóng các loại tàu hỏa tiển, tàu pháo cao tốc do Nga chuyển giao công nghệ. Ngoài ra đang triển khai dự án đóng 2 khu trục hạm Gipard 3.9 tại Việt Nam.

TÀU MẶT NƯỚC:

20Blhullb1

HINH B-01, Khu trục hạm lớp Gipard 3.9

Hải quân VN hiện có 04 khu trục hạm hiện đại lớp Gipard 3.9 mua của Nga, đang đặt Nga đóng thêm 2 chiếc khác và dự án đóng thêm 2 chiếc tại Việt Nam. (Gồm: HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, HQ-012 Lý Thái Tổ, HQ-015 Trần Hưng Đạo, HQ-016 Quang Trung. HQ-013 và HQ-014 plane. Riêng 2 chiếc đang được đóng tại Nga là HQ-017 Lý Thường Kiệt và HQ-18 Ngô Quyền).

Trong tải 2400 tấn, dài 102,14 m, trang bị 1 pháo 76,2 mm, 2 pháo cao tốc AK 630mm, 2 đại liên 14,5 mm, 8 hỏa tiển chống hạm Kh-35 Uran E tầm 180 km hoặc 8 hỏa tiển Kalibr tầm 300 km, mach 0,8-2,5. 1 hệ thống hỏa tiển phòng không Osa Missile, 2x4 ngư lôi 533mm, 12 Rocket chống ngầm và 12 đến 30 thủy lôi. Có sân đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28.

02 hộ tống hạm lớp Pohang do Hàn quốc chuyển giao. Trọng tải 1200 tấn, dài 88,3 m, 1 pháo Oto Melara 76 mm, 2x2 pháo 30 mm, 2x2 40 mm, 2x2 hỏa tiển chống hạm M-38 Exocet, 3x2 ống phóng KMK-32 Sulface Vessel Torpelo Tupe.

20blhullb2

HINH B-03, Tàu hỏa tiển cao tốc Molniya (lớp 1241.8)

08 tàu lớp Molniya lớp 1241.8, gồm 2 chiếc mua của Nga, 6 chiếc còn lại đóng tại Việt Nam. Trọng tải 560 tấn dài 54 m, trang bị 4x4 hỏa tiển chống hạm Kh-35 Uran E tầm 180 km, mach 0,95; 1 pháo 76.2 mm, 2 pháo cao tốc AK-630 mm, hỏa tiển phòng không Manpad.

08 tàu lớp Molniya 1241.1 mua của Liên Sô, kích thước tương tự như lớp Molniya 1241.8, trang bị cũng vậy chỉ thay đổi hệ thống hỏa tiển chống hạm khác là loại P-15M tầm 80 km, 0,9 mach.

Ngoài ra còn một tàu cao tốc hỏa tiển BPS, trang bị và kích cở tương tợ lớp Molniya do Việt Nam đóng.

06 Pháo hạm TT-440-TP trong tải 420 tấn, dài 54,16 m, 1 pháo 76,2 mm, 2 pháo phòng không cao tốc AK-630 mm, 2 đại liên14,5 mm, do Việt Nam tự đóng.

06 tàu pháo Svetlyak mua của Nga, trọng tải 375 tấn, dài 49,2 m, trang bị 1 pháo 76 mm, 2 pháo AK-630, 2 đại liên 14,5 mm, hỏa tiển phòng không Igla-1M.

Hơn 10 tàu vận tải, đổ bộ từ 600 tấn đến 4000 tấn; Một số tàu trục vớt mìn, và tàu phóng lôi.

TÀU CHỐNG NGẦM:

04 tàu chống ngầm lớp Petya mua của Liên Xô, trọng tải 1,150 tấn, dài 81,8 m. Trang bị 2x2 pháo 76 mm, 4 dàn rocket chống ngầm RBU-600, 10 tupe 406 mm, 1x3 ống phóng ngư lôi 533 mm.

TÀU NGẦM

20Blhullb3

HINH B-07, Tàu ngầm lớp Kilo 636 Diesel-Điện

Hạm đội tàu ngầm Việt Nam gồm 06 chiếc lớp Kilo 636 Diesel-Điện, trọng tải 2300 tấn, dài 73,8 m, khả năng lặn sâu 300 m, trang bị 18 ngư lôi 533 mm, hoặc 4 hỏa tiển 3M-54 Kalibr và 24 thủy lôi. Hỏa tiển Kalibr có tầm bắn 300 km, đầu đạn 300 kg, mach 2,9, thường dùng để tấn công các bến cảng, sân bay, các dàn Radar hay căn cứ tiếp liệu.

Đây là lực lượng hải quân đáng ngại đối với kẻ thù trong chiến tranh phi đối xứng.

(182 Hà Nội, 183 TP. HCM, 184 Hải Phòng, 185 Khánh Hoà, 186 Đà Nẵng, 187 Bà Rịa-Vũng Tàu).

KHÔNG QUÂN-HẢI QUÂN

Binh chủng Không quân-Hải quân của quân đội Việt Nam mới thành lập gần đây gồm máy bay tuần tra biển, trực thăng săn ngầm và cứu hộ, máy bay không người lái UAV và máy bay vận tải.

20Blhullb4

 

HINH B-10, Trực thăng chống ngầm Ka-28 (Mua của Nga)

20Blhullb5

HINH B-11, Máy bay không người lái UAV (Mua của Mỹ)

Các máy bay tuần tra biển và trực thăng đều thuộc các loại hiện đại:

06 thủy phi cơ tuần tra DHC-6 Twin Otter mua của Canada

06 trực thăng cứu hộ & vận tải Eurocopter Dauphine mua của Pháp

04 EC-225 Super Pumar mua của Euro

10 Ka-28 trực thăng chống ngầm mua của Nga

02 Ka-32 trực thăng cứu hộ mua của Nga

04 máy bay không người lái UAV mua của Mỹ, rất hiện đại tầm quan sát từ 80 km- 126 km, trần bay 4880 m, thời gian hoạt động 28 giờ, tầm bay khoảng 1500 km.

03 máy bay vận tải Casa C-295 có thể sử dụng phi đạo ngắn ở đảo Trường Sa, mua của Tây Ban Nha

LỰC LƯỢNG PHÒNG THỦ BỜ BIỂN

Chiến lược phòng thủ bờ biển còn gọi là chống tiếp cận, trước tiên phải kể đến hệ thống Radar cảnh báo, Việt Nam có nhiều dàn Radar giám sát đặt trên một số đảo như Song Tử Tây, Trường Sa, Phan Vinh và Nam Yết. Dọc dài theo bờ biển cũng đặt nhiều Radar giám sát và các máy bay tuần tra, máy bay không người lái UAV.

Hệ thống Radar giám sát có các loại rất tối tân phát hiện được cả máy bay tàng hình:

P.18 Terek, tầm 170 km (Nga).

Vostok-E, tầm 350 km (Nga), phát hiện máy bay tàng hình ở tầm 72 km.

Kolchuga, tầm 620 km (Ukraina), có thể phát hiện cả máy bay tàng hình B-2 Spririt.

ELM-2228ER, tầm 430 km (Israel)

Vera-E, tầm 450 km (Cộng hoà Séc).

Coast Watcher 100 (CW-100), giám sát tàu thuyền trong vùng đặc quyên kinh tế 200 hải lý (của tập đoàn Thales – Pháp)

20Blhullb6

HINH B-13, Radar Kolchuga có thể phát hiện máy bay tàng hình (mua của Ukraina)

Hệ thống phòng thủ thường có 3 lớp: Tầm xa, tầm trung và cận duyên.

Vòng phòng thủ tầm xa:

20Blhullb7

HINH B-15, Máy bay Sukhoi Su-30 MK2 (mua của Nga)

Việt Nam chưa có hỏa tiển chống hạm tầm xa nên việc phòng thủ tầm xa giao cho không quân. Hiện có 36 chiếc Su-30 MK2 và 11 chiếc Su-27SK, trang bị hỏa tiển chống hạm Kh-31A, hỏa tiển chống bức xạ Kh-31P.

Vòng phòng thủ tầm trung:

+ 04 hệ thống hỏa tiển bờ Bal-E, mỗi hệ thống có 4 bệ phóng gồm 32 hoả tiển Kh-35 Uran E, đầu đạn 145 kg, tầm 180 km.

+ 06 hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P – Bastion-P, đạn hỏa tiển P-800 Onyx tầm bắn 300 km, mach 2,5. Đầu đạn 300 kg có thể đánh đắm chiến hạm 5000 tấn dễ dàng.

+ Một số hệ thống hỏa tiển bờ 4K 44 Reduce, đạn hỏa tiển P.35B, tầm 550 km, đầu đạn 1000 kg, tốc độ cận âm, đến gần mục tiêu hỏa tiển hạ thấp đường bay và tăng tốc mach 1,4. Có thể đánh chìm chiến hạm cở lớn từ 7000 tấn, các tàu đổ bộ cở lớn hoặc có thể cả tàu sân bay, đây là loại hỏa tiển chống hạm có tầm bắn xa nhất của Việt Nam.

Vòng phòng thủ tầm gần:

+ Hỏa tiển Extra mua của Israel, tầm 150 km, đặt cố định hay trên xe cơ giới, thích hợp trang bị tại các hải đảo hay cứ điểm quân sự trên quần đảo Trường Sa.

+ Hỏa tiển Accular mua của Israel, tầm 40 km, cũng thích hợp trang bị tại các cứ điểm ở Trường Sa như loại hỏa tiển Extra.

+ Hệ thống hỏa tiển 4-K 51 Reduce, dùng đạn hỏa tiển P-15P, tầm 80 km, đầu đạn 513 kg, tốc độ cận âm, dùng tấn công các tàu đổ bộ cở lớn.

20Blhullb8

HINH B-17, Hệ thống hỏa tiển phòng thủ bờ biển K300P - Bastion-B

Chính sách quốc phòng Việt Nam là phòng chống cuộc tấn công xâm lược, và do ngân sách hạn chế nên việc trang bị vũ khí và khí tài cần sự thích hợp. Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam không quá rộng nên không cần có những chiến hạm lớn hoạt động viễn dương. Bờ biển dài hơn 2000 km có nhiều căn cứ hải quân đáp ứng được cho các loại tàu nhỏ dưới 1000 tấn. Nhưng các tàu đó hỏa lực khá mạnh như Molnyia 1241.8 trang bị đến 16 hỏa tiển chống hạn Kh-35 Uran E, mà mỗi hỏa tiển mang đầu đạn 145 kg có thể đánh đắm hay gây thiệt hại nặng cho tàu chiến 5000 ngàn tấn của đối phương. Và với chiến thuật “sói bầy đàn” với 08 chiếc Molnyia 1241.1 (Tautantul II), và 08 chiếc Molnyia 1241.8, tàu hỏa tiển cao tốc là lực lượng đáng ngại. Các chuyên gia nói lớp tàu Molnyia lợi hại này “nhỏ mà có võ”! Điều đáng lưu ý là Tàu Molnyia và hoả tiển Kh-35 Uran E Việt Nam tự sản xuất do Nga chuyển giao công nghệ. Chủ lực của hải quân Việt Nam là 6 khu trục hạm lớp Gipard 3.9 trọng tải 2400 tấn, dự trù đóng thêm 2 chiếc nữa tại Việt Nam. Một số pháo hạm nhỏ cở 400 tấn cũng do Việt Nam tự đóng.

Một loại hỏa tiển chống hạm khác BraMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất, tương tự như loại Yakhont /Onyx nhưng tốc độ bay Mach 4,5 nên khó đánh chặn, Việt Nam có đàm phán để mua loại này.

Con giun xéo mãi nó cũng oằm! Với chừng ấy sức mạnh của binh chủng hải quân, không quân-hải quân và lực lượng phòng thủ bờ biển nhất là tinh thần chống giặc phương Bắc đủ để quân dân ta tự tin, người đứng đầu quân đội Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố không nhân nhượng trước lời đe dọa của giặc, kêu gọi quân đội hãy sẳn sàng, luôn đề cao cảnh giác trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông.

Lê Hữu Uy

Phoenix, Jun 03,2020

(Ảnh Internet)